BỘ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CÔNG TÁC ĐOÀN
Ngày Đăng: 2022-05-28 11:01:24

Mục I: SỔ ĐOÀN

- Đối với đoàn viên đã có Sổ đoàn, vào năm nhất đại học, Ban chấp hành Chi đoàn sẽ thu Sổ đoàn của đoàn viên trong Chi đoàn và gửi về Đoàn Khoa, Đoàn Khoa sẽ gửi tất cả Sổ đoàn đã thu về Đoàn Trường. Thời gian thu Sổ Đoàn do Đoàn Trường quyết định, thông thường là khoảng từ 02 đến 03 tuần trong tháng 10 - 11 của năm học đầu tiên.

- Đối với đoàn viên được kết nạp Đoàn trong quá trình học đại học, Đoàn trường sẽ tự thu Sổ Đoàn của đoàn viên.

- Việc nộp Sổ Đoàn mang tính chất bắt buộc để xác định đơn vị sinh hoạt của đoàn viên. Nếu không nộp, mọi kết quả rèn luyện của đoàn viên tại Trường sẽ không có giá trị.

Đoàn viên chỉ được lấy Sổ Đoàn khi kết thúc thời gian học tập tại Trường hoặc nghỉ học và chuyển sang sinh hoạt tại đơn vị mới. Sổ Đoàn sẽ được rút sau khi BCH Chi đoàn, Đoàn cơ sở và Đoàn trường thực hiện việc chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên sang Đoàn cơ sở mới.

  1. Đối với các trường hợp mất sổ đoàn (tuy nhiên vẫn còn thẻ Đoàn viên hoặc Nghị quyết kết nạp Đoàn viên): thì tiến hành khôi phục sổ Đoàn theo các bước sau:
  • Đoàn viên tiến hành tổng hợp hồ sơ của bản thân sau đó gởi về Đoàn trường đề nghị khôi phục. (Liên hệ trực tiếp tại phòng 101 – cơ sở 97 Võ Văn Tần)
  • Trong trường hợp có nhiều Đoàn viên của khoa cần khôi phục, Đoàn khoa tiến hành tổng hợp hồ sơ của các trường hợp bị mất sau đó gởi về Đoàn trường đề nghị khôi phục.
  • Hồ sơ gồm:  

- Sổ đoàn viên mới khai đầy đủ thông tin.

- Bản photocopy thẻ đoàn hoặc nghị quyết kết nạp Đoàn viên.

  1. Trường hợp mất sổ đoàn viên (nhưng không còn Nghị quyết kết nạp đoàn, thẻ đoàn viên): tiến hành cấp lại theo các bước như sau:
  • Trường hợp xin được giấy xác nhận của cơ sở đoàn (trường cấp 3 hay Đoàn xã, Đoàn phường, …) mà đoàn viên sinh hoạt trước khi chuyển đến trường Đại học Mở thì Đoàn viên tiến hành tổng hợp hồ sơ của bản thân sau đó gửi về Đoàn trường đề nghị khôi phục. (Liên hệ trực tiếp tại phòng 101 – cơ sở 97 Võ Văn Tần)
  • Hồ sơ gồm:  

- Sổ đoàn viên mới khai đầy đủ thông tin.

- Giấy xác nhận sinh hoạt đoàn của cơ sở trước khi chuyển đến ( khu phố, trường THPT, ….)

  • Trường hợp không xin được giấy xác nhận của cơ sở đoàn mà đoàn viên sinh hoạt trước khi chuyển đến đơn vị hiện tại thì tham gia lớp cảm tình Đoàn để kết nạp lại. (Một năm có 2 đợt học là tháng 12 và tháng 3 hằng năm, tùy theo thực tế sẽ có thay đổi thời gian phù hợp, thông báo học được đăng tải trên fanpage Áo xanh OU).
  1. Lưu ý:
  • Có 3 cách về việc thực hiện lại sổ Đoàn:
  • Đoàn khoa/Đoàn viên có thể mua sổ Đoàn hoặc các bạn tự mua, sau đó ghi lại đầy đủ thông tin và nộp về Đoàn trường cùng lúc với toàn bộ hồ sơ. (Lưu ý mua đúng sổ Đoàn theo quy định và điền đúng các thông tin theo yêu cầu trong sổ Đoàn)
  • Đoàn khoa/Đoàn viên có thể nộp toàn bộ hồ sơ về Đoàn trường trước kèm kinh phí theo số lượng, sau đó các bạn có tên trong danh sách sẽ tự lên VP Đoàn trường ghi lại sổ Đoàn. (Sổ Đoàn do Đoàn trường mua 10.000đ/sổ).

Đoàn khoa có thể nộp toàn bộ hồ sơ về Đoàn trường, sau đó các bạn có tên trong danh sách sẽ tự lên VP Đoàn trường đóng kinh phí và ghi lại sổ Đoàn. (Sổ Đoàn do Đoàn trường mua 10.000đ/sổ).

Sổ đoàn được quản lý tại Văn phòng Đoàn trường, Phòng 101, cơ sở Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3.

- Khi đoàn viên chuyển sinh hoạt Đoàn sang đơn vị mới (chuyển chi Đoàn, chuyển trường, chuyển về khu phố, …) , Đoàn viên bắt buộc phải chuyển sổ Đoàn để được tiếp nhận sinh hoạt Đoàn tại đơn vị mới theo đúng điều lệ Đoàn quy định.

- Đoàn viên liên hệ trực tiếp Văn phòng Đoàn (P.101 cơ sở Võ Văn Tần) để được tiến hành các thủ tục chuyển sổ Đoàn sang đơn vị mới.

Đoàn viên không cần nộp Thẻ đoàn và Nghị quyết chuẩn y kết nạp khi nộp sổ Đoàn.

Bí thư Chi đoàn là người trực tiếp nhận xét tình hình sinh hoạt của Đoàn viên trong Sổ đoàn, Đoàn khoa sẽ có vai trò xác nhận những thông tin Bí thư chi Đoàn đã nhận xét bằng cách ký xác nhận tại trang được nhận xét.

Bí thư Chi đoàn nhận xét Sổ đoàn của đoàn viên mỗi năm một lần, khoảng thời gian cụ thể để nhận Sổ đoàn và nhận xét do Đoàn trường quyết định. Thường là vào cuối học kì 3 của năm học.

Đại diện Ban chấp hành Chi đoàn phải đến trực tiếp tại Văn phòng Đoàn trường (P.101 cơ sở Võ Văn Tần) để được nhận sổ của chi Đoàn. Sổ Đoàn phải được nhận xét trực tiếp tại văn phòng Đoàn/trong khuôn viên trường học và nộp lại trong ngày, không được mang ra ngoài hoặc về nhà.

Khi nhận xét Sổ đoàn cho đoàn viên, Bí thư Chi đoàn cần nhận xét, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm về sự tích cực và thường xuyên tham gia chương trình, hoạt động Đoàn; mức độ chấp hành Điều lệ Đoàn, đóng đoàn phí; mức xếp loại đoàn viên theo phân tích chất lượng đoàn viên cuối năm. Ngoài những nội dung trên, Bí thư Chi đoàn có thể nhận xét, đánh giá thêm các nội dung khác như học tập, sự đóng góp vào Chi đoàn, Đoàn khoa, Đoàn trường,...

Mục II: ĐOÀN PHÍ

Theo Điều 2 Nghị quyết số 07-NQ/TWĐTN, đoàn viên không hưởng lương có nghĩa vụ đóng đoàn phí cho Ban Chấp hành Chi đoàn là 2.000 đồng mỗi tháng, đối với đoàn viên có hưởng lương là 5.000 đồng mỗi tháng.

- Theo Điều lệ Đoàn, đoàn viên không đóng đoàn phí 03 tháng trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị Chi đoàn sẽ xem xét, quyết định xóa tên khỏi danh sách đoàn viên và không còn tư cách đoàn viên.

- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 01 năm mà không thể đóng đoàn phí, có báo cáo với Ban Chấp hành Chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của Chi đoàn thì không được coi là bỏ sinh hoạt và không bị xóa tên trong danh sách đoàn viên.

Chi Đoàn tiến hành giữ lại 2/3 số Đoàn phí làm quỹ hoạt động, nộp 1/3 lên Đoàn cấp trên (tức là Đoàn khoa). 2/3 số đoàn phí được Ban Chấp hành Chi đoàn sử dụng vào việc tổ chức sinh hoạt chi Đoàn, các chương trình, hoạt động và các nội dung hợp lý theo sự thống nhất của cả chi.

MỤC III: KẾT NẠP ĐOÀN

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

- Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.

- Được học Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp (gọi là học lớp cảm tình Đoàn).

- Được một đoàn viên cùng chi Đoàn giới thiệu. Đoàn viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao động hoặc học tập với thanh niên được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.

- Hội nghị chi đoàn, chi đoàn cơ sở tiến hành xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của hơn 1/2 số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y (đối với chi đoàn); đối với chi đoàn cơ sở thì ra nghị quyết kết nạp.

- Chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Bí thư (Phó Bí thư) Chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới: Nêu ngắn gọn về quá trình rèn luyện phấn đấu, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của người được kết nạp; đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp, quyết định trao Thẻ đoàn của Đoàn trường (đoàn viên được kết nạp đứng lên để nghe, nhận Nghị quyết và Thẻ đoàn).

- Đại diện Đoàn khoa hoặc Bí thư (Phó Bí thư) Chi đoàn trao quyết định, Thẻ đoàn và gắn Huy hiệu đoàn cho đoàn viên mới.

- Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí đại biểu và đoàn viên trong chi đoàn, tôi xin hứa:

1) Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2) Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

3) Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên. Xin hứa!”

- Người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên mới.

- Đại diện Đoàn khoa phát biểu.

- Chào cờ bế mạc.

Ở phần Bí thư (Phó Bí thư) Chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới thì báo cáo từng người và đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp. Sau đó các đoàn viên đứng lên, đại diện Đoàn khoa hoặc Bí thư (Phó Bí thư) trao quyết định, Thẻ đoàn và gắn Huy hiệu đoàn cho từng người. Đại diện 1 bạn trong số các đoàn viên mới đại diện đọc lời hứa, sau khi đọc xong, tất cả đoàn viên mới đồng thanh hô: 'Xin hứa!'. Còn lại thực hiện tương tự lễ kết nạp Đoàn cho 01 Đoàn viên.

MỤC IV: CHUYỂN SINH HOẠT ĐOÀN

- Đoàn viên khi thay đổi nơi cư trú, đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh hoạt đoàn.

- Chi đoàn, đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở có trách nhiệm chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên.

- Đoàn viên khi chuyển sinh hoạt Đoàn thì đề nghị Ban Chấp hành Chi đoàn (hoặc Chi đoàn cơ sở) nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt.

- Trách nhiệm của Ban Chấp hành Chi đoàn:

   + BCH chi Đoàn lên trực tiếp VP Đoàn để nhận xét quá trình sinh hoạt của đoàn viên vào sổ đoàn và thu đoàn phí của đoàn viên đến thời điểm chuyển sinh hoạt Đoàn.

- Trách nhiệm của Đoàn cấp trên (Đoàn khoa, Đoàn trường)

   + Đoàn trường và Đoàn khoa tiến hành thủ tục xác nhận chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên. Đoàn viên nhận sổ Đoàn về và mang tới đơn vị mới để được tiếp nhận sinh hoạt.

   + Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một khoa thì Ban Chấp hành Đoàn khoa giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại Chi đoàn mới;

   + Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang Đoàn khoa khác thì Ban Chấp hành Đoàn khoa giới thiệu đến Ban Chấp hành Đoàn khoa mới. Khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, Ban Chấp hành Đoàn khoa giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại Chi đoàn trực thuộc.

Khi thay đổi nơi cư trú, đơn vị công tác, học tập tức đoàn viên không còn sinh hoạt tại Chi đoàn (hoặc Chi đoàn cơ sở) trước đó. Nếu đoàn viên không sinh hoạt trong 03 tháng tương ứng việc không chuyển sinh hoạt Đoàn trong 03 tháng kể từ ngày thay đổi nơi sinh hoạt thì Đoàn trường sẽ tiến hành xóa tên đoàn viên trong danh sách đoàn viên và hủy Sổ đoàn.

MỤC V: HỌC BỔNG VÀ DANH HIỆU THI ĐUA

* Học bổng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”

Tham khảo toàn bộ quy chế xét tại đây (tùy tình hình thực tế, quy chế sẽ có thay đổi phù hợp theo từng năm)

a. Tập thể

Chi đoàn, Chi hội, các cơ sở Đoàn – Hội trực thuộc Đoàn trường - Hội sinh viên Trường, Câu lạc bộ - Đội - Nhóm trong toàn trường.

b. Cá nhân

Là Giảng viên, Viên chức trẻ (dưới 35 tuổi), Đoàn viên là sinh viên hệ Đại học Chính quy tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

Về công tác chuyên môn/học tập, rèn luyện, tham gia công tác đoàn và phong trào thanh niên, các hoạt động học tập và làm theo lời Bác.

Theo thường lệ vào tháng 4; tháng 5 mỗi năm học, thời gian cụ thể theo thông báo đăng trên fanpage Tuổi trẻ Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh học tập và làm theo lời Bác.

Căn cứ vào tình hình và quỹ học bổng mà số lượng do Hội đồng quyết định.

Gồm 2 cấp là học bổng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp Trường và học bổng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp Khoa.

Các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích tiêu biểu trong việc học tập và làm theo lời Bác, có các công trình, mô hình, sản phẩm cụ thể mang tính lan tỏa trong sinh viên và ứng dụng thực tế trong hoạt động.

Học bổng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp Trường – 2.000.000/suất

Học bổng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp Khoa – 1.000.000/suất

- Tùy điều kiện cụ thể, tập thể, cá nhân được tuyên dương sẽ được trao tặng giấy

khen, ngoài ra có thể kèm theo biểu trưng giải thưởng và tặng phẩm theo quy định của

Ban Thường vụ Đoàn trường.

- Tập thể, cá nhân được tuyên dương có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng.

* Danh hiệu “Đoàn viên ưu tú”

Đoàn viên được xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phân tích chất lượng đoàn viên của năm học được xét.

- Đoàn viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phân tích chất lượng Đoàn viên năm học được xét, có đóng góp tích cực cho hoạt động Đoàn và phong trào Thanh niên, có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

- Có lịch sử chính trị của bản thân và gia đình rõ ràng, có nhận thức đúng đắn về Đảng, kiên định lý tưởng phấn đấu của bản thân, có vai trò và uy tín trong tập thể Đoàn viên Thanh niên tại cơ sở.

- Đạt các quy định về điểm học tập và rèn luyện theo yêu cầu.

- Đối với Đoàn viên Chi đoàn giảng viên và Chi đoàn Cán bộ viên chức: Đoàn viên xuất sắc, năm học được xét đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên.

Theo thường lệ danh hiệu sẽ được xét vào học kì I, từ khoảng tháng 10 đến tháng 12 và được thông báo đến tất cả các Đoàn khoa.

Được tuyên dương và thông tin, giới thiệu trên các kênh thông tin; là điều kiện bắt buộc để phát triển thành Đảng viên.

Giấy chứng nhận từ Đoàn trường và được tuyên dương, trao giấy chứng nhận ở các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử.

* Danh hiệu “Cán bộ Đoàn tiêu biểu”

Toàn thể Cán bộ Đoàn các cấp từ Chi đoàn trở lên.

Theo thường lệ, danh hiệu Cán bộ Đoàn tiêu biểu sẽ được xét vào tháng 3 hằng năm.

Cán bộ Đoàn có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thực hiện tốt phong cách cán bộ Đoàn, có các công trình, sản phẩm góp phần vào việc đổi mới, nâng chất hoạt động Đoàn của tổ chức.

Có các công trình, sản phẩm góp phần vào việc đổi mới, nâng chất hoạt động Đoàn của tổ chức.

Ban chấp hành Đoàn khoa giới thiệu, đề cử các gương cán bộ Đoàn tiêu biểu của khoa lên Đoàn trường. Ban Thường vụ Đoàn trường sẽ họp xét hồ sơ và ra quyết định tuyên dương với những cá nhân được xét chọn.

Được tổ chức tuyên dương và cấp giấy khen thưởng theo quy định, được thông tin và giới thiệu trên các kênh thông tin chính thức của Đoàn trường.

Tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt nội quy nhà trường, phong cách cán bộ Đoàn. Không làm ảnh hưởng đến uy tín của danh hiệu, của tổ chức Đoàn. Giữ vững và phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu để đạt thành tích cao hơn.

MỤC VI: ĐĂNG KÝ RÈN LUYỆN ĐOÀN VIÊN

Thực hiện đăng ký chương trình RLĐV là thực hiện theo quy định của Điều lệ Đoàn và Chương trình công tác Đoàn. Căn cứ vào tiêu chuẩn Đoàn viên, xác lập 2 yêu cầu về RLĐV là Rèn luyện về nhận thức và Rèn luyện về hành động. Việc đăng ký RLĐV là bắt buộc đối với Đoàn viên.

Đoàn viên xác định được các nội dung học tập, rèn luyện muốn thực hiện trong năm học. Căn cứ theo bảng đăng ký, Đoàn viên tiến hành học tập rèn luyện đúng quy trình, đảm bảo phát triển toàn diện ở các mảng và thực hiện đúng nghĩa vụ người Đoàn viên.

Đoàn viên không tham gia đăng ký sẽ xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ trong phân tích chất lượng Đoàn viên cuối năm và không được bình xét các danh hiệu thi đua.

Đăng ký vào đầu mỗi năm học theo thông báo từ Đoàn trường.

MỤC VII: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐOÀN VIÊN

Thực hiện phân tích CLĐV là thực hiện theo quy định của Điều lệ Đoàn và bắt buộc đối với mỗi Đoàn viên, trừ Đoàn viên mới kết nạp hoặc có thời gian tham gia sinh hoạt liên tục chưa đủ 06 tháng trong một năm. Từ việc phân tích CLĐV sẽ đánh giá được những mục tiêu mà Đoàn viên đã đăng ký rèn luyện đầu năm học và thực hiện xếp loại Đoàn viên.

Công tác phân tích chất lượng đoàn viên và Chi đoàn được thực hiện định kỳ hằng năm theo quy trình sau:

Bước 1: Tự đánh giá kết quả rèn luyện đoàn viên và hoạt động của Chi đoàn

Mỗi đoàn viên thực hiện phiếu phân tích chất lượng Đoàn viên. Ban chấp hành Chi đoàn chuẩn bị dự thảo báo cáo hoạt động Chi đoàn trong năm. Trong đó lưu ý đánh giá kết quả theo chương trình hoạt động đề ra từ đầu năm và việc thực hiện các chỉ đạo của Đoàn cấp trên.

Bước 2: Chi đoàn tổ chức họp góp ý:

Ban chấp hành Chi đoàn tổ chức họp đoàn viên góp ý các nội dung:

  •  Đánh giá, nhận xét kết quả rèn luyện của từng đoàn viên.
  • Góp ý báo cáo tổng kết hoạt động của Chi đoàn.
  •  Tiến hành biểu quyết lấy ý kiến tập thể Chi đoàn về:

+ Kết quả phân tích chất lượng cho từng đoàn viên (có thể lấy ý kiến đánh giá bằng phiếu nếu số lượng đoàn viên đông, tỉ lệ trên 50% đoàn viên có mặt đồng ý thì đạt).

+ Kết quả tự phân tích chất lượng Chi đoàn.

Bước 3: Ban chấp hành Chi đoàn tổng hợp ý kiến và báo cáo về Đoàn Khoa. Thủ tục gồm:

  • Biên bản họp Chi đoàn.
  • Danh sách tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đoàn viên và phiếu phân tích chất lượng của từng Đoàn viên
  • Báo cáo tổng kết hoạt động Chi đoàn.

Bước 4: Ban Chấp hành Đoàn cơ sở xem xét và công nhận kết quả phân tích chất lượng đoàn viên và Chi đoàn.

  • Ban chấp hành Đoàn khoa có đánh giá cụ thể, rõ ràng về những mặt làm được, chưa làm được của từng Chi đoàn. 
  • Trong quá trình xem xét, trường hợp ý kiến kết luận của Đoàn cơ sở khác với đề nghị của Chi đoàn về kết quả phân tích chất lượng đoàn viên, Ban chấp hành Đoàn cơ sở trao đổi với ban chấp hành Chi đoàn để làm rõ thêm một số nội dung cần thiết trước khi quyết định công nhận kết quả phân tích chất lượng đoàn viên.
  • Ban Chấp hành Đoàn cơ sở xem xét và công nhận kết quả (phân tích chất lượng đoàn viên và Chi đoàn). 

Ban chấp hành Đoàn cơ sở tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đoàn viên và Chi đoàn báo cáo về Đoàn trường.

-  Dựa trên việc đăng ký, tham gia và mức độ hoàn thành Chương trình rèn luyện đoàn viên hằng năm;

-  Dựa trên thái độ tham gia các hoạt động và việc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tự giác học hỏi nâng cao trình độ của mỗi Đoàn viên;

-  Dựa trên việc chấp hành: chấp hành tốt Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn; chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định của địa phương, đơn vị nơi sinh hoạt, học tập, công tác;

-  Dựa trên việc đề ra các giải pháp thực hiện các chủ trương của Bộ Chính trị

-  Đạt từ 90 điểm trở lên: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

-  Đạt từ 70 đến dưới 90 điểm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

-  Đạt từ 50 đến dưới 70 điểm: Hoàn thành nhiệm vụ

-  Dưới 50 điểm: Không hoàn thành nhiệm vụ

MỤC VIII: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học các bài Lý luận chính trị là không bắt buộc đối với Đoàn viên, nhưng khuyến khích Đoàn viên nên học để nâng cao tư tưởng chính trị của bản thân. Đồng thời, học Lý luận chính trị là điều kiện tiên quyết để xét các danh hiệu thi đua, học bổng của Đoàn – Hội trường.

Mất giấy chứng nhận LLCT (do Đoàn trường cấp), Đoàn viên gửi email về cho Đoàn trường để xin giấy xác nhận là đã học và không cần phải học lại.

Trường hợp đã học và có giấy chứng nhận thì Đoàn viên không cần phải học nữa.

MỤC IX: SINH HOẠT CHI ĐOÀN – SINH HOẠT CHI ĐOÀN CHỦ ĐIỂM – SINH HOẠT CHÍNH TRỊ

Đoàn viên phải tham gia các buổi sinh hoạt theo quy định, nếu vắng phải có lí do chính đáng. Nếu vắng quá 3 lần không có lí do trong 1 năm thì sẽ bị xóa tư cách Đoàn viên.

Sinh hoạt chi Đoàn được tổ chức 1 lần/tháng, do Ban chấp hành Chi đoàn tổ chức và dành cho những bạn là Đoàn viên của chi Đoàn đó.

SHCĐ chủ điểm theo thường lệ tổ chức 1 năm 2 lần, do Ban chấp hành Chi đoàn tổ chức và dành cho những bạn là Đoàn viên của chi Đoàn đó.

Sinh hoạt chính trị do Đoàn trường, Đoàn khoa hoặc Ban chấp hành chi Đoàn tổ chức và dành tất cả các bạn sinh viên trong trường, kể cả những bạn chưa là Đoàn viên.

Chi Đoàn phải đảm bảo thực hiện đúng chủ đề sinh hoạt theo quy định của TW Đoàn. Chủ đề của các buổi SHCĐC chủ điểm, sinh hoạt chính trị do Trung ương Đoàn quy định và triển khai trong toàn nước.

- Phổ cập kiến thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết cơ bản để sinh viên áp dụng vào thực tiễn hoạt động xã hội hay hoạt động nghề nghiệp;

- Định hướng sinh viên tránh sự sai lệch về tư tưởng, rơi vào tệ nạn xã hội và sự dụ dỗ, lôi kéo của các thế lực thù địch đi ngược chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

- Tạo điều kiện để sinh viên được giao lưu, gặp gỡ lẫn nhau và bày tỏ quan điểm của bản thân từ đó BCH lấy ý kiến, dư luận sinh viên để hoàn thiện hơn ở những hoạt động, chương trình tiếp theo cũng như kịp thời giúp đỡ nếu sinh viên có những vướng mắc, khó khăn.

- Sinh viên tham gia được cộng điểm rèn luyện;

- Được trau dồi, học hỏi kiến thức mới, kỹ năng cần thiết;

- Có nơi để gặp gỡ bạn bè, anh chị, được đánh giá, góp ý đối với các hoạt động, chương trình đã diễn ra nhằm khiến nó thu hút nhiều sinh viên tham gia và được giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ với những vấn đề khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Nếu Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì Hội nghị Chi đoàn sẽ xem xét, quyết định xóa tên Đoàn viên trong danh sách và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.

MỤC X: CÂU LẠC BỘ – ĐỘI – NHÓM

Hiện nay, hệ thống Câu lạc bộ – Đội – Nhóm trong trường được quản lý bởi Phòng Công tác Sinh viên, các Khoa, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, tùy theo CLB – Đội – Nhóm trực thuộc tổ chức nào.

Để tham gia vào CLB – Đội – Nhóm, các bạn cần tìm hiểu về các CLB – Đội – Nhóm hiện có của trường, chú ý về thông báo tuyển thành viên trên fanpage các CLB để đăng ký ứng tuyển. Các bạn có thể tìm hiểu về các CLB – Đội – Nhóm thông qua fanpage CLB – Đội - Nhóm Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh.

Hiện tại tổng số CLB – Đội – Nhóm trực thuộc các đơn vị trong trường là hơn 50 CLB – Đội – Nhóm đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ học thuật, kỹ năng đến tình nguyện, thể dục thể thao.

Việc lựa chọn và tham gia các CLB - Đội - Nhóm nên theo sở thích và khả năng của bản thân, ngoài ra còn xem xét về ngành học của mình để lựa chọn được các CLB - Đội - Nhóm phù hợp, từ đó phát triển bản thân. Hơn hết, chỉ nên tham gia 1 hoặc 2 CLB - Đội - Nhóm để đảm bảo thời gian sinh hoạt ở CLB - Đ - N và thời gian học tập. Có thể xem thêm tại website hoặc fanpage CLB – Đội – Nhóm Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh để biết thêm thông tin chi tiết về các CLB - Đ - N.

Tùy mỗi CLB – Đội – Nhóm mà thời gian tuyển thành viên sẽ khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ thường có đợt tuyển vào đầu mỗi năm học, còn trong năm học tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu từng CLB.

Ngày hội CLB - Đội – Nhóm (hay còn gọi là The Open Clubs) thường được diễn ra vào học kỳ II của năm học. Đây là ngày hội quy tụ nhiều CLB – Đội – Nhóm trong trường tham gia tạo nên các gian hàng, các hoạt động cho sinh viên tham gia nhằm giới thiệu tới sinh viên hiểu rõ hơn về từng CLB – Đội – Nhóm.

MỤC XI: CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG

- Xuân tình nguyện (diễn ra dịp cận Tết, thường cuối học kỳ I đầu học kỳ II).

- Mùa hè xanh (diễn ra vào tháng 6 đến tháng 8 hằng năm)

- Hiến máu nhân đạo (trong năm học, theo thông báo từ các đơn vị tổ chức)

- Tết trung thu (Vào tháng 9-10 hằng năm, dịp Tết Trung thu)

- Thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh (Thứ 7, chủ nhật các tuần trong năm học)

- Đồng hành cùng tân sinh viên (Trong khoảng tháng 09-10, vào thời gian Tân sinh viên nhập học).

- Ngày hội Chào đón Tân Sinh viên – The Open Day (Đầu năm học, trong ngày tổ chức Lễ khai giảng dành cho Tân sinh viên).

- Hội trại Open Camp (Trong năm học, tùy theo thông báo của đơn vị tổ chức)

- Ngày hội Đoàn viên (Tháng Thanh niên hằng năm – tháng 03)

- Ngày hội Sinh viên 5 Tốt (Trong năm học, tùy theo thông báo của đơn vị tổ chức)

- Ngày hội Tết Dân Tộc (Diễn ra vào dịp cận Tết, tháng 01-02 hằng năm)

- Ngày hội Văn hóa ANGUKO (Trong năm học, tùy theo thông báo của đơn vị tổ chức)

- Ngày hội sách (Trong năm học, tùy theo thông báo của đơn vị tổ chức)

- Văn nghệ truyền thống – Hội thao (Trong năm học, tùy theo thông báo của đơn vị tổ chức)

Đa số các hoạt động đều không phải đóng phí khi tham gia, tuy nhiên sẽ có 1 số chương trình đặc thù có các loại phí theo quy định từ Ban Tổ chức chương trình.

Sinh viên tham gia các hoạt động tại trường hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

Sinh viên theo dõi thông báo hoạt động thông qua các kênh thông tin của trường như: Áo xanh OU, Công Tác Sinh viên – Trường Đại học Mở TP.HCM, fanpage các Đoàn khoa, … Ngoài ra các hoạt động lớn sẽ được gửi thông báo qua email của sinh viên.

MỤC XII: ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

Đại hội Đoàn là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo; đồng thời thực hiện việc bầu ban chấp hành; đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Theo quy định của điều lệ đoàn:

- Nhiệm kỳ đại hội của chi đoàn là 1 năm 1 lần.

- Nhiệm kỳ của đại hội Đoàn trường, Đoàn khoa, chi Đoàn cơ sở là 5 năm 2 lần.

Đại hội của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.̀̀̀̀̀̀̀̀

- Việc bầu cử của Ban chấp hành, các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

 - Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.

- Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.

- Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp.

- Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử.

- Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.

MỤC XIII: ĐẢNG VIÊN SINH HOẠT ĐOÀN

Đảng viên còn trong độ tuổi đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức đoàn. (bao gồm cả việc phải đóng Đoàn phí như mọi Đoàn viên khác)

MỤC XIV: ĐIỀU LỆ ĐOÀN

Chỉ đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Đoàn.

Tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn.

MỤC XV: KỶ LUẬN ĐOÀN

- Đối với cán bộ Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ (nếu còn là đoàn viên).

- Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

- Đối với đoàn viên: Khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị chi đoàn thảo luận và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị. Từ hình thức cảnh cáo trở lên do Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định.

- Đối với cán bộ: Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị Ban Chấp hành cùng cấp thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị, Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định.

MỤC XVI: KHEN THƯỞNG “SINH VIÊN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA”

Sinh viên đang theo học hệ chính quy tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiêu chí về điểm rèn luyện, điểm học tập.

- Theo các tiêu chí về thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong ngoại khóa (bằng khen/giấy khen trong năm học, các hoạt động đã tham gia, mức độ hoàn thành nhiệm vụ …)

*Sinh viên xem tiêu chí xét cụ thể ở thông báo xét khen thưởng hằng năm đăng trên web phòng Công Tác Sinh Viên.

Xếp loại ngoại khóa Xuất Sắc và xếp loại ngoại khóa Tích Cực.

Xếp loại ngoại khóa xuất sắc sinh viên sẽ được nhận giấy khen, vinh danh trong các chương trình kèm học bổng 2.000.000 đồng.

Xếp loại ngoại khóa tích cực sinh viên sẽ được nhận giấy khen, vinh danh trong các chương trình kèm học bổng 1.000.000 đồng.

Căn cứ vào tình hình và quỹ học bổng mà số lượng do Hội đồng quyết định.